Cây tam thất – Cách trồng và chăm sóc cây tam thất

Cây tam thất được phân bố chủ yếu ở dãy Hoàng Liên Sơn (Ba Xát, Mường Khương) và một số tỉnh miền cao như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,… Ngoài ra, trên thế giới cây tam thất được trồng nhiều ở các tỉnh Vân Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên,… của Trung Quốc.

Cây tam thất (Panax Pseudoginseng) hay còn được gọi là cây nhân sâm tam thất, kim bất hoán, sâm tam thất. Cây tam thất là giống cây thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), người ta quan niệm rằng thời gian gieo hạt đến khi cây ra hoa là 3 năm, sau đó sẽ phải mất thêm 4 năm nữa cây mới phát triển toàn diện được, tổng cộng phải mất đến 7 năm mới có thể thu hoạch. Gộp của hai từ ba – tam, bảy – thất, đây chính là quan niệm của dân gian khi lý giải về tên gọi của cây tam thất.

Cây tam thất được phân bố chủ yếu ở dãy Hoàng Liên Sơn (Ba Xát, Mường Khương) và một số tỉnh miền cao như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,… Ngoài ra, trên thế giới cây tam thất được trồng nhiều ở các tỉnh Vân Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên,… của Trung Quốc.

Đặc điểm của nổi bật của cây tam thất

Đặc điểm hình dáng cây tam thất

Cây tam thất được xếp vào loại thảo cây lâu năm, thuộc dòng thân đơn cỏ, nhỏ, có chiều cao khoảng 0,5m. Lá kép hình chân vịt, thường mọc thành vòng, cuống lá dài hoặc có thể dài hơn chiều dài của lá, mỗi lá có từ 3 – 7 lá chét, có răng cưa nhỏ ở mép lá, trên gân chính có một số gân cứng thành gai. Hoa tam thất thường mọc thành từng cụm ở đầu cành, nụ hoa nhỏ màu xanh nhạt về sau chuyển dần sang màu đỏ, có hình xoắn môi.

Quả mọng nước, khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, trong quả có chứa 2 hạt hình cầu. Củ tam thất chính là phần rễ phình ra, thường có màu đen, vàng hoặc xám, thùy theo vùng đất, thổ nhưỡng mà củ tam thất phân chia màu.

 

Đặc điểm sinh trưởng cây tam thất

Đúng như cách lý giải cho tên gọi, cây tam thất là loại cây trồng lâu năm, có tốc độ sinh trưởng trung bình phải mất tới 7 năm mới có thể thu hoạch được. Cây tam thất phù hợp với những vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ, nhiều bóng râm.

Giá trị của cây tam thất đói với cuộc sống

Cây tam thất có giá trị dinh dưỡng cao

Cây tam thất nổi trội nhất với công dụng bồi bổ khí huyết, giúp hồi phục sức khỏe cho những người thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Có tác dụng cầm máu, bầm tím, làm tam máu đông, thổ huyết,… khi bị tổn thương do bị đánh. Hạn chế, ngăn chặn sự phát sinh cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sự hình thành của các khối u. Nụ và hoa của cây có có tác dụng tích cực cho tim mạch, giúp người dùng ổn định được huyết áp, điều trị chứng mất ngủ, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.

 

Được xem như 1  vị thuốc bổ, giúp thanh lọc cơ thể, đào thải có độc tố gây hại ra bên ngoài, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đề kháng lại các tác nhân gây bệnh. Có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ sau khi sinh, giúp lợi sữa, giảm thiểu được chứng thiếu máu của người mẹ.

Cây tam thất có giá trị kinh tế cao

Tam thất được xếp vào loại thảo dược quý hiếm, được săn lùng rất nhiều trên thị trường vì thế giá thành của cây rất cao, đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp nhà nông trồng vườn có thể cải thiện được tài chính rõ rệt. Trong thời gian trồng tam thất, bạn cũng có thể trồng xen canh các loại cây ngắn ngày khác để tăng thêm thu nhập kinh tế.

Cách trồng và chăm sóc cây tam thất

Cách trồng cây tam thất

Xé cẩn thận lớp ni lông bọc bầu đất ra, tránh để là vỡ bầu, đặt cây giống nhẹ nhàng xuống hố ở luống, nén chặt đất ở phần gốc cây để cây không bị lung lay. Dùng dây cột cố định thân với cọc giàn lại để cây có thể đứng vững, không bị gió quật đổ. Tiến hành tưới nước cho cây ngay sau đó để tạo đổ ẩm giúp cây thích nghi và hồi phục sau đó.

Xử lý đất trước khi trồng

Cây tam thất phù hợp trồng ở những nơi đất núi, vì là loại cây lâu năm nên đất trồng phải có độ ẩm và chất dinh dưỡng cao. Trước khi trồng, cần tiến hành cày đất cho tới và làm sạch cỏ, có thể bón thêm phân chuồng hoai mục để cân bằng thêm các chất dinh dưỡng trong đất, để đất nghỉ khoảng 20 ngày.

 

Làm luống, giàn che cho cây

Sau đó, tiến hành làm luống và làm giàn che cho cây, để tam thất có đủ diện tích để phát triển nên làm luống rộng khoảng 2m, ở giữa nên dùng cọc tre để đóng thành giàn che cho cây. Mỗi cây nên trồng cách nhau từ 30 – 60cm, 1m2 có thể trồng được từ 15 – 20 cây.

 

Cách nhân giống cây tam thất

Hiện nay, cây tam thất chủ yếu được nhân giống bằng cách ươm hạt.

Cách ươm:

  • Đầu tiên, cần lựa chọn hạt giống từ những cây mẹ to, chắc khỏe, có tuổi thọ ít nhất phải từ 3 năm trở lên.
  • Sau đó, ủ hạt giống trong chậu ẩm, đến khi vỏ hạt bắt đầu nứt và có mầm, gieo hạt trong luống đã trộn trấu với tro ẩm đã chuẩn bị từ trước.
  • Chăm sóc cây giống đều đặt, đúng cách, khoảng 4 – 6 tháng sau có thể mang giống đi trồng.

Cách chăm sóc cây tam thất

Tưới nước

Cây tam thất là loài ưa ẩm, không chịu được khô hạn, vì vậy cần cung cấp đủ nước thì cây có mới có thể sinh trưởng được, đặc biệt trong giai đoạn vừa trồng cây xong và mùa khô hạn.

Bón phân

Trong 3 năm đầu là giai đoạn cây cần cần nhiều chất dinh dưỡng nhất để phát triển rễ và hoa. Giai đoạn này nên sử dụng phân NPK (16 – 16 – 8); Đạm 20% và phân chuồng để bón thúc cho cây.

Trong những năm tiếp theo khi cây phát triển củ, nên tăng hàm hượng phân hữu cơ và phân vi sinh để kích thích củ mọc to, không bị sâu bệnh gây hại.

Làm cỏ

Để cây có độ thông thoáng để háp thụ chất dinh dưỡng, ánh sáng để quang hợp cũng như phòng trừ bệnh hại cho cây tam thất, cần thường xuyên làm cỏ sạch sẽ quanh gốc và luống, định kỳ 2 tháng/lần.

 

Một số loại bệnh thường gặp ở cây tam thất

Bệnh thối gốc rễ và củ

Bệnh thối gốc rễ, thối củ thường do một số loại vi khuẩn và nấm Phytopjthora gây ra, là loại bệnh rất khó chữa trị, tốc lộ lây nhiễm mạnh cao, gây hậu quả xấu đến chất lượng cây tam thất

Để phòng trừ loại bệnh này cần tiến hành:

  • Trồng cây ở loại đất phù hợp, bố trí luống trồng cũng như mật độ cây hợp lí.
  • Khi phát hiện cây bị bệnh, cần tiến hành tiêu hủy hoặc phá bỏ những cây bị bệnh để tránh lây lan, rồi rải vôi để khử vi khuẩn và nấm còn sót lại trong đất.
  • Có thể sử dụng Score hoặc Ridomil Gold, pha với nước để tưới cho cây nhằm tiêu diệt các mầm bệnh trong đất.

Bệnh do sâu và côn trùng gây hại

Khi gặp điều kiện các loại sâu bệnh sẽ dễ dàng gây hại cho cây, điển hình là sâu ngài đêm đen, hoặc sâu xanh. Để khắc phục có thể sử dụng các loại thiên địch hoặc dùng tay để bắt, loại bỏ những cây đã bị sâu bệnh gây hại, ngoài ra cần thường xuyên làm cỏ dọn vệ sinh vườn cây để chúng không sinh trưởng được.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích là loài thảo dược tam thất quý hiếm này.

Bài viết cùng danh mục