Những điều tuyệt đối cần lưu ý khi thiết kế nhà 2 cổng

Trong phong thủy thì cửa cổ  có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngôi nhà. Nếu ngôi nhà được ví như một cơ thể sống thì cổng nhà chính là miệng của ngôi nhà đó. Toàn bộ khí nếu muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cửa chính. Vì vậy một ngôi nhà có tránh được những điềm xui xẻo để đón những sinh khí, may mắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào cửa cổng chính. Tuy nhiên nhiều gia đình muốn xây nhà 2 cổng vì điều kiện mảnh đất của mình.Vậy hiện tượng nhà 2 cổng tốt hay xấu? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 Đầu tiên nói đến mặt an toàn cho ngôi nhà thì chúng ta không nên xây 2 cửa cổng cho một ngôi nhà. Việc xây dựng này sẽ khiến chủ nhà khó bảo vệ và bao quát cho toàn bộ ngôi nhà. Còn theo một số người quan niệm rằng những ngôi nhà 2 cổng sẽ không tốt. Người ta quan niệm lộc vào nhà từ cổng chính sẽ thoát ra ngoài theo cổng sau. Vì vậy tài lộc và tiền của của gia đình sẽ không giữ được. Nhưng theo các chuyên gia phong thủy thì việc xây nhà 2 cổng cũng không quá ảnh hưởng xấu đến gia đình. Mặc dù vậy thì để tránh những rủi ro không đáng có thì chúng ta cũng không nên bỏ qua những lời khuyên này.

Tuy nhiên những ngôi nhà có 2 mặt tiền đều giáp phố thì gia chủ thường lựa chọn bố trí 2 cổng cho ngôi nhà phân thành 1 cổng chính và 1 cổng phụ. Để tránh những lỗi phong thủy xấu khi xây dựng nhà 2 cổng thì chúng ta sẽ dựa vào những yếu tố khác như hướng cổng, vị trí cổng phù hợp để tránh sự tổn hao tài lộc và có thể đem lại nhiều may mắn cho gia đình. Chúng ta có thể thấy những căn biệt thự thường rất chú trọng đến việc lựa chọn mẫu cổng cũng như việc thiết kế làm thế nào để nổi bật nhất. Theo nhu cầu sử dụng của gia chủ cũng như các yếu tố khách quan về mẫu đất, phong thủy chúng tôi tư vấn và lên phương án lựa chọn cách bố trí cổng sao cho phù hợp với nhất với gia chủ. Để thấy được sự đa dạng trong cách bố trí cổng, Cơ khí Thắng Lợi mời bạn đọc tham khảo  với những cách bố trí khoa học và linh hoạt.

Lựa chọn hướng cổng theo phong thủy đem lại tài lộc cho gia chủ

Để trả lời được câu hỏi: ” Nhà 2 cổng tốt hay xấu” thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố hướng cổng là quan trọng nhất. Lựa chọn được hướng cổng phù hợp sẽ giúp che chắn và bảo vệ ngôi nhà với các khí xấu và yếu tố xấu bên ngoài. Việc lựa chọn hướng cổng chính sẽ được lựa chọn theo hướng của gia chủ.

Theo ngũ hành của từng gia chủ mà có thể lựa chọn được hướng cổng theo phong thủy khác nhau.

  • Những gia chủ mệnh Kim không nên mở cổng hướng Nam. Theo quan niệm về phong thủy thì hướng Nam thuộc hành Hỏa, mà Hỏa lại khắc Kim. Điều đó sẽ gây nhiều bất lợi và điềm xấu cho chủ nhà và các thành viên trong gia đình.
  • Những gia chủ mệnh Mộc không nên lựa chọn mở cổng về các hướng Tây, Tây Bắc. Đây là hai hướng thuộc hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc.
  • Người mệnh Thủy không nên mở cổng nhà theo các hướng Tây Nam, Đông Bắc. Đây là 2 hướng thuộc hành Thổ, mà Thổ khắc Thủy.
  • Mệnh Hỏa không nên mở cổng hướng Bắc. Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy, mà Thủy khắc Hỏa sẽ gây bất lợi.
  • Những gia chủ mệnh Thổ không nên lựa chọn các hướng Đông, Đông Nam để mở cửa. Đây là những hướng thuộc mệnh Mộc, mà Mộc lại khắc Thổ.

Không được thiết kế cổng sau cao hơn cổng trước

Hai cổng của nhà cần cân xứng, Cổng sau không được thiết kế cao, to hơn cổng trước. Vậy nhà 2 cổng tốt hay xấu? Dù nó không xấu nhưng bạn không nên tùy tiện mở nhiều hơn 2 cổng sẽ khiến dòng khí không tích tụ, dễ phân tán.

Không được mở cổng thẳng cửa chính của ngôi nhà. Nếu những ngôi nhà bắt buộc phải mở cổng thẳng cửa chính thì bạn nên hóa giải lỗi phong thủy này bằng cách bố trí một số cây xanh trước nhà và cửa nhà luôn khép 1 cánh chứ không nên mở cả 2 cánh.

Nếu ngôi nhà ở cuối ngõ mà làm cổng thì nên xây cổng kín, thường xuyên đóng hoặc khép để hạn chế luồng khí xấu xộc thẳng vào nhà mình. Phía bên ngoài ngay 2 trụ cổng nên xây 2 chậu cây xương rồng có nhiều gai để giảm bớt được phong thủy xấu.

Để tạo nên một mẫu nhà đẹp phải dựa trên hàng trăm yếu tố, nhưng trong số đó, chúng ta cần quan tâm tới một số yếu tố chính để làm cơ sở chung. Và trong bài chia sẻ này Cơ khí Thắng Lợphân tích đến bạn đọc yếu tố bố trí cổng để sao cho phù hợp nhất. 

Bài viết cùng danh mục