Cây sung – Cách trồng và chăm sóc cây sung

Sung được biết đến là loài cây cảnh không thể thiếu trong mỗi gia đình, theo quan niệm của dân gian “sung” mang ý nghĩa cho sự sung túc, viên mãn trọn vẹn.

Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa, thuộc họ Dâu tằm (moraceae), ngoài tên gọi phổ biến cây sung còn được gọi với nhiều cái tên địa phương khác như cây ưu đàm thụ hoặc cây tụ quả dong.Cây sung có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, chúng thường mọc hoang ở những nơi có đất ẩm ướt như sông, suối, hoặc bìa rừng,…

Đặc điểm của cây sung

Đặc điểm hình dáng của cây sung

Cây sung loại cây trồng lâu năm, có thân gỗ thường xanh, có chiều cao trung bình từ 10 – 25m, vỏ cây thường có màu nâu xám, nhẵn và không bị nứt như những loại cây khác, trên thân xây thường có chứa nhiều mủ trắng như sữa. Lá sung thuộc loại lá đơn kèm bọc lấu chồi, thường mọc cách nhau, lá mỏng và nhọn dần ở đầu lá nhìn như giọt nước treo ngược. Hoa sung là hoa đơn tính, thường mọc thành cụm hoa sim ở trên những mắt thân, hoa đực thường không có cuống, hoa cái thì ngược lại. Vì đặc tính hoa mọc thành chùm, vì vậy quả sung cũng mọc tạo thành từng chùm, quả có dạng hình cầu, khi quả còn non thường có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu vàng hoặc màu đỏ và nổi gân.

Đặc tính sinh trưởng của cây sung

Sung là loài cây ưa bóng, điều kiện thời tiết mát mẻ, nhìn chung rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có tuổi thọ trung bình cao, có khi lên đến hàng chục năm.

Những giá trị của cây sung với đời sống

Ý nghĩa phong thủy của cây sung

Sung được biết đến là loài cây cảnh không thể thiếu trong mỗi gia đình, theo quan niệm của dân gian “sung” mang ý nghĩa cho sự sung túc, viên mãn trọn vẹn. Chính vì vậy, người Việt thường có phong tục trồng sung trong nhà, và thường bày quả trên mâm ngũ quả để cầu nguyện cho gia đình một năm sung túc, gặp nhiều may mắn. Theo phong thủy, cây sung còn mang ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại nhiều sự may mắn, làm ăn phát đạt cho gia chủ.

Ý nghĩa với sức khỏe của cây sung

Theo nghiên cứu hiện nay cho thấy, trong quả sung có chứa nhiều chất như: glucose. Saccarozo,… có nguyên tố có hàm lượng vi lượng cao như: canxi, photpho, kali,… và số loại vitamin như: C, PP, B2,… Với nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên sung có tác dụng như phương thuốc chữa bệnh, đẩy lùi được một số loại ung thư nguy hiểm. Trong y học cổ truyền, quả sung được xem như vị thuốc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhận tràng,… rất có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, sung còn có tác dụng cầm máu, chữa lành về thương, trị ho và một số bệnh về đường hô hấp, chữa phong thấp rất hiệu quả.

Cây sung mang lại giá trị về kinh tế

Sung là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, vì vậy có thể rút gọn được chi phí chăm sóc và công trồng. Ngoài quả, sung còn có thể tận dụng được thân và lá rất hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập cho nhà vườn. Ngoài ra, bạn có thể trồng sung cảnh để kinh doanh, đặc biệt là vào dịp tết giá thành cây sung rất cao, mang lại giá trị kinh tế lớn.

Cách trồng và chăm sóc cây sung

Cách nhân giống cho cây sung

Hiện nay, bạn có thể nhân giống cây sung bằng nhiều cách khác nhau như: gieo bằng hạt khi quả chín, giâm cành hoặc có thể chiết cành. Tuy nhiên, để cây có thể thừa hưởng những điểm từ cây mẹ và cây giống có thể phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh người ta thường dùng phương pháp nhân giống gieo bằng hạt.

  • Cần chọn những quả vừa chín tới, thịt quả mềm, không bị sâu bệnh, để dễ dàng đãi hạt.
  • Chà mạnh quả sung để lớp vỏ hạt sạch nhớt, sau đó ngâm chỗ hạt đãi được ủ trong khăn ấm khoảng 7 giờ.
  • Đem gieo hạt ở nơi có độ ẩm cao, đất mịn, sau khi gieo hạt xuống đất ươm thì rải 1 lớp rơm hoặc cỏ mục lên để giữ độ ẩm cho đất, cần tưới nước đầy đủ cho hạt giống để hạt có thể bén rễ và phát chồi.

Cách trồng cây sung

Chọn đất và xử lý đất trồng

Tuy cây sung rất dễ trồng và có thể phát triển dưới mọi loại đất, tuy nhiên để cây sinh trưởng nhanh nên chọn những loại đất mùn, có độ dinh dưỡng cao, độ ẩm trong đất đạt từ 70% trở lên, có khả năng tự thoát nước tốt. Nên trồng đất lẫn với cát, sử dụng phân chuồng hoai mục và 1 ít vôi bột để cân bằng chất dưỡng cũng như độ pH thích cho đất.

Dùng quốc hoặc bay để đào hố trồng cây, nên đào lỗ vừa đủ với bầu rễ, kích thước khoảng 70 x80x70. Ngoài ra, nếu bạn trồng cây trong chậu phải đảm bảo chậu có kích thước vừa đủ không quá to cũng không quá bé để cây có diện tích thích hợp để phát triển. Dùng tay hoặc bay tách bầu đất ra khỏi cây, dùng kéo tỉa bớt những rễ phụ thừa, và lá non đi để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển tán và rễ. Lấp đất ở phần dưới lại dùng tay nén chặt phần gốc để cây bằng và chắc, vun đất cao hơn cổ gốc khoảng 20cm để giữ cây được cố định. Để cây con ổn định là thích nghi được với mô trường mới, bạn nên thường xuyên tưới nhiều nước trong những ngày đầu.

Cách chăm sóc cây sung

Bón phân

Bạn có thể bón phân đạm và NPK cho cây khi cây được 3 tháng tuổi, bằng cách hòa tan phân trong nước và tưới vào gốc cây. Khi cây được 1 năm thì tiến hành bón thêm phân vi sinh và phân chuồng cho cây. Tương tự với những tiếp theo bạn có thể tăng liều lượng phân bón lên, nhưng tốt nhất vẫn nên sử dụng phân chuồng để bón cho cây.

Tỉa cành, tạo tán cho cây

Bạn nên tỉa bớt những cành khô, hoặc cành mọc vượt để kiểm soát chiều cao của cây, giảm bớt được các loại sâu bệnh gây hại. Đồng thời, việc tạo tán cho cây sẽ giúp cây tiết kiệm được diện tích phát triển cũng tạo dáng tăng tính thẩm mỹ cho cây.

Tưới cây

Nước là yếu tố quan trọng để cây sinh trưởng và phát triển, do vậy bạn cần linh hoạt trong việc tưới nước cho cây, nên chọn thời điểm thích hợp để tưới cây cũng nên giảm lượng nước và số lần tưới cho cây khi cần thiết.

Một số loại bệnh cây sung thường gặp

Bệnh xoắn đọt, lá nhỏ quăn queo

Khi bị bệnh, phần đọt non của cây bị xoắn lại, lá có những đốm vàng li ti, khi nặng hơn cây sẽ không phát triển, khả năng ra trái kém trái ra thường bị dị dạng. Để phòng trừ loại bệnh này, cần cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt vào mùa khô hạn, thường xuyên cắt tỉa cây thường xuyên. Khi phát hiện cây bị bệnh nên cắt và tiêu hủy những cành nhiễm bệnh đi. Nên cân đối lượng đạm khi bón cho cây, không nên bón quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.

Bệnh thối trái non

Khi bị bệnh, những vùng nhiễm thường có dấu hiệu chuyển màu, xuất hiện dấu hiệu úng nước thối rễ. Về sau, bệnh gây thiệt hại cho trái, làm trái bị thối khi đang còn non, trái bị rụng hoặc bị dị dạng. Để phòng tránh loại bệnh này cần lưu ý đến lượng nước tưới cho cây, không nên tưới quá nhiều nước. Khi phát hiện bệnh nên ngưng tưới nước vào buổi chiều. tăng cường bón phân chuồng thay vì các loại phân hóa học.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm những kinh nghiệm khi trồng và chăm sóc cây sung.

Bài viết cùng danh mục